Ông Hai Nhà Láng

Trần Văn Nhu sinh ra trong thời buổi đất nước bước vào giai đoạn suy yếu tột độ và thực dân Pháp đang đe dọa xâm lược nước ta. Giữa lúc ấy, triều Nguyễn ra lệnh thực hiện các chính sách đồn điền tại An Giang. Gia đình ông là một trong các di dân lập làng đến An Giang.
Lần đầu tiên Phật Thầy Tây An (tên thật Đoàn Minh Huyên) và Đức Cố Quản Trần Văn Thành đã đến trung tâm Láng Linh (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) lập một trại ruộng để khai khẩn đất hoang, đặt tên là Bửu Hương các (Bửu Hương: tên đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ; các: ruộng), người dân quen gọi là trại ruộng Phật Thầy (1) (ngày nay ghi là trại ruộng Bà Nguyễn Thị Thạnh ?!).
Read more…

Giai thoại về những “đạo sĩ Thất Sơn” ở núi Sam

Chúng tôi tình cờ gặp được ông đạo Trần Ngãi, một chức sắc của  đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa khi ông đưa đệ tử lên núi Sam tham quan.
Sự kế tục của Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Với bộ bà ba cổ bâu truyền thống, tóc búi, đầy vẻ tiên phong đạo cốt, ông đạo Trần kể rằng, đức Bổn sư của ông là người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tên thật là Ngô Viện, húy là Lợi, sinh năm 1831 tại Bến Tre. Thầy Ngô Lợi tự học kinh sách và năm 20 tuổi đã viết Bà La Ni kinh, rồi lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa năm 36 tuổi (1876), xưng là đức Bổn sư.
Read more…

Góp phần tìm hiểu đặc điểm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

Cho đến nay, Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn là một đề tài nghiên cứu thu hút khá nhiều nhà khoa học, mặc dù đã có không ít công trình sách, luận án, tham luận khoa học được trình bày tại các buổi toạ đàm, hội thảo... Nhiều vấn đề hiện vẫn còn được tiếp tục tìm hiểu; nhiều ý kiến khá khác biệt nhau, xoay quanh việc tìm hiểu về Bửu Sơn Kỳ Hương. Đó là một điều lý thú và cần thiết. Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, nhiều chuyên ngành riêng biệt, đồng thời cũng cần sử dụng phương pháp liên ngành, chắc chắn đạo / giáo phái (secte religieuse / religious sect) Bửu Sơn Kỳ Hương sẽ ngày càng được phân tích, đánh giá và tiếp cận một cách đầy đủ, chính xác hơn.
Read more…

Ngôi Long Ðình của phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Năm Kỷ Mão (1879), Đức Bổn Sư bảo đệ tử lên núi Dài đem cây cam đàn (một loại cây gỗ quý hiếm) về cưa ra, chọn người giỏi trong hàng thợ khéo của tín đồ của Bổn Sư đóng thành ngôi Long Đình (Long vị) do ngài vẽ kiểu và cho thước tấc.
Đóng xong, ngài cho khiêng vào để giữa chùa Tam Bửu. Trên đó còn có cặp gối mặt thụt (loại gối xưa), một cặp thước “Lỗ Ban Xích” và bản tiền, bản phái. Trong hàng Bá gia tưởng rằng ngài sẽ dùng để tham thiền nhập định. Không ngờ ngài rất tôn kính như dùng để thờ một đấng bề trên đang vắng mặt.
Read more…

Giới thiệu khái quát về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Nam bộ là nơi có nhiều nét riêng biệt về địa lý, là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Có môi trường sinh thái đa dạng, phong phú về loại hình nhưng lại đồng nhất về phương diện hình thái học. Khí hậu Nam bộ với tính chất cận xích đạo, có sự phân biệt khá rõ ràng giữa mùa mưa và mùa khô. Chính những đặc điểm địa lý- sinh thái nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn của vùng đất Nam bộ này ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá và tâm linh của người dân Nam bộ.
Read more…

Phật Thầy Tây An và đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

I - Dẫn nhập:
Miền Nam sông không sâu, núi không cao, đất rộng, người thưa, lịch sử mở mang bờ cõi không dài, chỉ mới chừng 300 năm, vậy mà đã khai sinh ra nhiều mối đạo như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài... Chắc chắn đức Phật Thầy Tây An là một vị nổi danh hơn cả, người Miền Tây không ai là không từng một lần nghe đến tên Ngài. Cho nên người Phật Tử chúng ta tìm hiểu về Ngài và ảnh hưởng của Ngài, tưởng cũng là một điều cần thiết.
II - Tiểu sử:
Miền Nam ngày trước sách vở ghi chép những sự kiện thật là hiếm hoi, chính vì vậy mà ngày nay khó tìm cho rõ nguồn gốc của đức Phật Thầy, căn cứ vào mộ bia, vào linh vị thì đức Phật Thầy sanh vào giờ Ngọ, ngày Rằm tháng Mười năm Đinh Mão (1807), chánh quán ở làng Tòng Sơn, nay là xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Tên họ Ngài là Đoàn Văn Huyên, không rõ tên thân phụ và thân mẫu của Ngài, nhưng mộ của thân mẫu Ngài ở rạch Cái Nai thuộc An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ngôi mộ nầy người ta gọi là mộ Phật Mẫu.
Read more…

Vui thay Phật ra đời

So sánh là một chuyện dường như trái với giáo lý của Phật. Mặc dù biết vậy, ta không thể không nhận thấy, nếu lấy lịch sử của Đức Phật và những lời dạy của Người đem ra so với các vị giáo chủ tôn giáo khác, rõ ràng Phật không có điều tiếng gì, một khuyết điểm dù nhỏ, để cho người đời nghi ngờ. Không có một người thứ hai toàn bích như Phật. Đức Phật gặp gỡ đủ hạng người trong xã hội, từ vua quan đến tiện dân, giới kỹ nữ giang hồ. Nhưng mỗi lời nói, cử chỉ, ngay khi Phật ngồi im lặng, đều toát ra sự cao cả thống nhất, biểu hiện cho giáo lý từ bi dâng hiến cho đời.
Read more…

Hơn 150 năm Bửu Sơn Kỳ Hương hòa mình theo dân tộc để giữ gìn dân tộc tính

Một Thiền phái già nhứt, mà cũng trẻ nhứt tại lưu vực Cửu Long giang, phối hợp Tam Giáo “Phật Thánh Tiên” là căn bản Lập giáo, dùng Giáo pháp “Tu Nhân Học Phật” làm căn bản Hành Giáo. Hình thức Cư sĩ, Tu sĩ nhập thế hòa mình theo sự thăng trầm của Dân Tộc. Chưa thấy xuất thế làm Sa di, Tỳ Kheo như các Thiền phái khác. Đó là: BỬU SƠN KỲ HƯƠNG.
Read more…