Dù Phật xuất hiện hay không xuất hiện thì Pháp tánh vẫn vậy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính thưa quý Thầy, quý Sư cô và các Phật tử.
Hôm nay, chúng ta vào đây để làm lễ kỷ niệm Phật đản. Tuy buổi lễ tổ chức trong phạm vi phòng học nhỏ thế này nhưng nghi thức vừa được cử hành rất trang trọng. Lớp học của chúng ta bị gián đoạn một thời gian dài, nhưng cái phòng học này vẫn quen thuộc với chúng ta.
Read more…

Ý pháp hòa bình phụng sự nhân sinh

Cách đây 2.639 năm, tức năm 624 trước Tây lịch, một sự kiện vĩ đại, hy hữu đã xảy ra tại Ấn Độ cổ đại: Mặt đất rung chuyển theo sáu cách, hoa trời tuôn rơi, nhạc trời lừng vang trong ánh vàng rực rỡ, chúng sinh trong ba cõi được tắm mình trong hào quang bi trí của đấng Pháp vương tối thượng - Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đản sinh dưới cây vô ưu, vườn Lâm-tỳ-ni, gần thành Ca-tỳ-la-vệ. 
Sự kiện này báo trước một thông điệp sẽ ứng nghiệm vào 36 năm sau, sau khi Đức Bản Sư chứng đạo: Thông điệp của Hòa bình.

Read more…

Sang Lâm Tì Ni, nơi sinh Đức Phật

Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới góc cây Bồ Đề và được khai minh. Sau đó Người vượt hai trăm cây số đường rừng để tới Sarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tín đồ đầu tiên của Phật Giáo và Kushinagar là nơi Đức Phật lui về nghĩ những ngày cuối cùng nhập Niết Bàn ở tuổi tám mươi. Địa danh thứ tư nằm trên đất Nepal đó là Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi hoàng tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) cất tiếng chào đời.
Read more…

Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2014

Đại lễ Phật Đản (Vesak) là ngày lễ truyền thống quan trọng của Phật giáo, tổ chức vào ngày rằm tháng Tư âm lịch hằng năm. Đây là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khánh đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni. Ngoài ra, Vesak còn mang ý nghĩa Tam hiệp gồm: 
Read more…

Vui thay Phật ra đời

So sánh là một chuyện dường như trái với giáo lý của Phật. Mặc dù biết vậy, ta không thể không nhận thấy, nếu lấy lịch sử của Đức Phật và những lời dạy của Người đem ra so với các vị giáo chủ tôn giáo khác, rõ ràng Phật không có điều tiếng gì, một khuyết điểm dù nhỏ, để cho người đời nghi ngờ. Không có một người thứ hai toàn bích như Phật. Đức Phật gặp gỡ đủ hạng người trong xã hội, từ vua quan đến tiện dân, giới kỹ nữ giang hồ. Nhưng mỗi lời nói, cử chỉ, ngay khi Phật ngồi im lặng, đều toát ra sự cao cả thống nhất, biểu hiện cho giáo lý từ bi dâng hiến cho đời.
Read more…