Đoàn Minh Huyên tên thật là Đoàn
Văn Huyên, mà người đời tôn vinh là Phật Thầy Tây An,
là một nhân vật lịch sử có thật, trưởng thành
và họat động trong nửa đầu thế kỷ XIX. ông
là người có công lớn trong công cuộc vận động nhân
dân khai hoang lập ấp nhiều vùng ở miền Tây Nam
Bộ và trị bịnh cứu dân;
qua đó đã phổ biến tín điều Tứ ân,
thành lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH)
mà nội dung chủ yếu là nhằm khôi phục các
nguyên tắc cơ bản của đạo làm người, các
giá trị truyền thống của dân tộc hơn là một triết thuyết tôn
giáo.
Cũng như một số chủ trương cứu thế cứu đời khác, BSKH ra đời nhằm cứu rổi chúng sinh thoát khỏi hòan cảnh xã hội binh đao, loạn lạc nhiểu nhương, bịnh dịch hòanh hành; nhân dân mà đại bộ phận là nông dân sống hết sức lần tham cơ cực dưới chánh sách cai trị hà khắc của vua quan nhà Nguyễn với sưu cao, thuế nặng, phu
phen tạp dịch...
Đoàn Minh Huyên trưởng thành và họat động trãi qua gần hết bốn triều Gia
Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Trong thời gian tròn nửa thế kỷ đó (1807-1856), người dân Nam Kỳ, nhứt là ở miền Tây, vừa thóat ra cảnh binh đao khói lữa tương tàn trong chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn ánh suốt mười mấy năm (1776-1788), lại phải đi lính, tap dịch... phục vụ đạo quân 10.000 người sang bảo hộ Chân Lạp vào năm 1813. Để bảo vệ an ninh biên giới, năm 1817, Gia Long cho đào kinh Thọai Hà, năm 1819
cho đào kinh Vĩnh Tế; mỗi lần tập trung đến 30.000 dân phu. Đây là một con số rất lớn so với dân số miền Tây lúc nầy; theo thống kê năm 1847, dân số miền Tây chỉ có 79.092 dân đinh
(trong đó Vĩnh Long có 41.366 dân đinh, An Giang có 22.998 và Hà Tiên có 5.728 [1] .
Như vậy số dân dinh phải đi phu đào kinh lên đến trên 26% (cứ khỏang 2 người là có một người phải đi phu), ảnh hưởng nặng nề đến canh tác sản suất và biết bao dân phu đã bỏ mạng vì điều kiện sinh họat thiếu thốn, vì bịnh họan, vì thú dữ...Nhiều người sợ hải bỏ trốn về quê, khi vượt qua sông Vàm Nao không ít người mất mạng vì nạn cá mập; người lói tuổi bây giờ thỉnh thỏang còn nhắc lại tai ương nầy.
Đến năm 1833 cuộc nổi lọan Lê Văn Khôi dù không xuất phát từ mâu thuẩn phong kiến nhà Nguyễn với nông dân, nhưng cũng lôi cuốn một bộ phận nông dân nghèo nổi lên tham gia, đã đưa sáu tỉnh Nam Kỳ vào cảnh máu lữa tương tàn. Thêm vào đó là sai lầm của Lê Văn Khôi, trong việc cầu cứu quân Xiêm La để chống nhà Nguyễn, tạo điều kiện cho quân Xiêm xâm lược nước ta; một cánh đánh chiếm Hà Tiên, cánh khác chiếm Nam Vang rồi hội quân ở An Giang dự định tiến công Gia Định giải vây cho Lê Văn Khôi đang bị bao vây trong thành; song đã bị quân triều đình và nhân dân địa phương đánh tan ở Vàm Nao- Đốc Vàng phải tháo chạy về nước. Một lần nữa cả vùng biên giới Tây Nam lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy năm (1833-1835). ở Nam Kỳ,ỹ đếùn thời điểm nầy dù khó có thể nói được là tầng lớp quan lại và tổng lý cấu kết hợp thành một giai cấp địa chủ phong kiến [2]; song, không thể nói là thời nầy không có cường hào ác bá bóc lột nông dân. Thực ra bọn nầy không thể leo lên hàng quan lại và cũng không ra mặt làm hội tề xã thôn mà núp vào tổ chức nầy hoặc cho tay
chân, con em tham gia vào tổ chức nầy để bức hiếp nông dân và qua mặt quan trên. Nên mâu thuẩn xã hội ở Nam Kỳ lúc nầy chủ yếu nằm trong mối quan hệ giữa nông dân với cường hào ác bá hơn là với địa chủ phong kiến. Nên sau cuộc nổi lọan của Lê Văn Khôi là hàng lọat các cuộc khởi nghĩa khác của nông dân:
- ở Hà âm-Hà Dương (Kiên Giang) từ 1838-1842,
- ở vùng kinh Vĩnh Tế, Ba Xuyên, Thất Sơn năm 1841,
- ở Trà Vinh năm 1842
do nhà sư Lâm Sâm cầm đầu...
Bên cạnh sự tàn phá của chiến tranh, lọan lạc...người dân Tây Nam Kỳ còn bị bịnh dịch tả hoành hành vào năm 1820 và nhứt là năm 1849 có nước đến 589.460 người chết [3].
Cho đến triều Gia
Long (1802-1820), vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu vẫn chưa tự lực nổi, phải gắn với trấn Vĩnh Thanh (đến năm 1832 mới tách ra thành Vĩnh Long và An Giang). Đại bộ phận dân cư là lưu dân người Việt và con cháu họ, tập trung ở vạt đất cao ven sông rạch hình thành thôn ấp gần các đồn, bảo tương đối có an ninh lúc ấy là Châu Đốc đạo, Tân Châu đạo, thủ Chiến Sai (vùng Chợ Mới, Chợ Thủ), Đông Khẩu đạo (tức Sa Đéc), Cường Thạnh đạo (tức Lấp Vò). Đến đời Tự Đức (từ 1847 về sau)
khai hoang lập thêm được bốn đồn điền là An Võ, An Dõng, An Biên, An Ninh và khỏang 100 làng khác nữa.
Trong các trung tâm cư dân nầy có một số người Hoa từ Hà Tiên, Mỹ Tho sang
vào thế kỷ XVIII và một số khác nhập cư sau đó. Đa số tập trung ở Sa Đéc, Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, Chợ Mới. Bên cạnh đó còn có một số lưu dân người Việt theo đạo Thiên Chúa, vì lý do cấm đạo trốn vào cư ngụ ở Long Hưng, Cái Đôi, cù lao Tây, cù lao Gieng (1778), Bồ ót (1779), Năng Gù (1845). Trong khi đó ở sát biên giới Chân Lạp (Campuchia), vào năm 1757,
khi lập đạo Tân Châu, chúa Nguyễn điều động một số người Côn Man (người Chăm) đến định cư, hình thành các cụm cư dân người Chăm ở Châu Giang,
Cỏ Tầm Bon...Trao đổi phong tục tập quán đương nhiên xảy ra trong cuộc sống chung đụng giữa nhiều tộc người. Bên cạnh mặt tích cực, sự giao tiếp nầy cũng có nhiều mặt tiêu cực, mặt không tốt; đe dọa phong tục, nếp sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khiến những người quan tâm phải lo ngại.
BSKH ra đời đúng vào hoàn cảnh đó.
Theo mộ bia của ông ở chân núi Sam, Châu Đốc [4], thì ông sanh ngày 15-10 năm
Đinh mão tức năm 1807, mất ngày 12-8 năm Bính dần tức 1856. Trong mộ bia có câu: “Tự Lâm Tế gia chư thiên phổ tam thập bát thê,ỳ thượng Pháp hạ Tạng tánh Đòan, pháp
danh Minh Huyên đạo hiệu giác linh chi miễn tọa”. Minh Huyên có nghĩa tên ông là Huyên; còn chữ Minh đứng trước không phải là chữ đệm (lót) mà là một chữ trong bài kệ truyền pháp của đạo Phật phái Lâm Tế thuộc dòng đạo “Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung
Thiên...” để đặt pháp danh cho các đệ tử; đời thứ 38 ứng vơiù chữ Minh. Theo một số sách biên sọan trước đây [5] thì cụ họ Đòan và là người thôn Tòng Sơn, huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vo, tỉnh Đồng Tháp).
Như vậy, tên họ đầy đũ của ông là Đòan Văn Huyên. Về họ Đòan, một quyển sách trước đây đã viết: “ Dòng họ của Đức Phật Thầy bấy giờ (tức khỏang năm 1849) chỉ còn vài người, nhưng trong
vài người ấy, ông Đòan Văn Điểu và ông Đòan Văn Viên, cũng không nhận diện được Ngài. Ngài phải nói hết căn cư do lưu lạc, việc tu hành của Ngài như thế nào, thì anh em mới nhìn được nhau” [6]. Hiện nay chưa biết tên thân phụ và thân mẫu của ông. Mộ thân mẫu ông ở Cái Nai, thuộc xã Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang) cách Tòng Sơn khỏang 10km,
an táng kiểu không đấp núm, không mộ bia; được tôn là mộ Phật Mẫu. Tại đây có lập một đền thờ theo kiểu đình Nam Bộ với dạng chữ tam. Bên trong, tại chính điện có treo một tấm Trần Điều với hai chữ Việt: Phật Mẫu. Những bàn thờ phối tự khác đều có Trần Điều, không có tượng Phật nào cả.
Hiện nay trong dân gian có truyền thuyết cho rằng cụ là con cháu của nhà Nguyễn Tây Sơn. Truyền thuyết nầy dựa vào sự trùng hợp của Cờ Đào của Tây Sơn biểu tượng Trần Điều của BSKH và nhiều chứng cứ khác. Tuy nhiên, thuyết nầy cũng chưa có đầy đủ cơ sở khoa học vững chắc.
Đến nay chưa biết được từ lúc nhỏ cho đến năm 1849, tức lúc ông 42 tuổi, cụ đi học, làm gì, tu hành ở đâu... Song, căn cứ vào các lời sấm giảng thì trước khi trở về Tòng Sơn (năm 1849), ông đã từng có mặt ở Gò Công từ năm 1844, rồi sang Mỏ Cày, Bến Tre, tiếp đến là Cần Chông, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Thất Sơn... và cả vùng Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Chùa Long Thạnh, hiện nay thuộc xã Tân Tạo (số 3/265 tỉnh lộ 10), huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là nơi cụ thường đến và có quan hệ mật thiết với các thiền sư ở đây (7).
Như vậy, ông chu du gần khắp cả Nam Kỳ lục tỉnh.
Vào năm 1849, nhiều nơi trong nước bị bịnh dịch tả hòanh hành ác liệt, hể ai mắc bịnh là chết, không phương cách gì cứu được. Ông trở về Tòng Sơn và tạm trú sau hè đình làng, giả dạng một người không bình thường, nói năng hư hư, thực thực, làm việc khác thường...cốt gây sự chú ý của dân làng. Thôn Tòng Sơn có người lâm bịnh, mọi người hoang
mang lo sợ; kẻ thì kiếm thuốc đề phòng, người lo cầu nguyện van vái...Còn hương chức thì họp ở đình bàn việc làm heo gà, chuẩn bị làm lể tống ôn, tống gió để cứu dân. Thấy đây cũng là ý định tốt, nhưng cách làm không đúng; nên cụ bước ra trước mặt hương chức tỏ ý phản đối việc làm đó và cho rằng làm như vậy là ích kỷ vì khi mình tống đi, ắc có kẻ khác phải nhận; ông khuyên mọi người bịnh thì nên dùng thuốc. Lời nói của cụ chẳng những không được ai nghe theo mà còn làm cho cụ bị hương chức trục xuất ra khỏi đình. Ông ra đi trên chiếc xuồng làm bằng cây bần, bơi bằng thanh
tre; nghe ở đâu có người bịnh là cụ đến. Trà Bư, Xẻo Môn (cách Cái Tàu Thượng khỏang 7, 8
km), rạch Dứa (Tân Phước), Mỹ Hưng (khỏang đầu cù lao Gieng), Cái Tre (ven Đồng Tháp Mười)...là những nơi cụ thường xuyên đi lại trị bịnh, nơi cụ ở lâu nhứt là Trà Bư; ngưòi bịnh nào được cụ trị là hết, tiếng tâm đồn đải khắp nơi. Đến tháng 9 năm 1849, bịnh phát triển mạnh; tại Tòng Sơn có nhiều người chết. Một vài hương chức cùng ông Đòan
Văn Điểu đến Trà Bư thỉnh cụ về trị bịnh cho dân làng. Nhưng ông không về được, vì ở đây người bịnh quá đông , ông khuyên các ông nầy hảy trở về đình, rán tìm cho được cái mo cau dựng đồ dùng của ông, mà ông cố tình để lại khi ra đi; lấy thuốc trong đó
trị bịnh cho dân và dặn người bịnh trước khi uống thuốc nhớ van vái Phật Trời. Cái mo cau được mở ra, ngòai thuốc còn có một tấm Trần Điều, một quyển sấm giảng và một cây cờ ngũ sắc. Lập tức thuốc được phân phát cho người bịnh, tấm Trần Điều được thượng lên giữa đình, quyển sấm giảng nhờ người biết chữ Nôm đọc cho mọi người nghe, bàn luận...Thuốc đã phát hết, nhưng người bịnh còn nhiều, người ta chặt luôn cây cờ ngũ sắc ra làm thuốc. Bịnh tình ở Tòng Sơn lần hồi được dập tắc. Tiếng tăm ngày càng vang dội. Ông
luân lưu nhiều nơi để trị bịnh, ở đâu ông cũng khuyên dạy bây giờ là thời mạt kiếp, đạo đức suy vi nên tu tâm sửa tánh, ăn ở cho phải đạo làm người, thờ kính ông bà cha mẹ, thân thiện với mọi người, tôn thờ Trời Phật để chuẩn bị chào đón Phật vương (Phật Di Lặc) xuất hiện mỡ hội Long
Hoa, lập đời thượng ngươn. Từ lòng ông Chưởng, cụ đến đình Kiến Thạnh rồi sang cốc ông Kiến; người đến trị bịnh và xin quy y đông hết sức tưởng tượng; dưới sông đông nghẹt xuồng ghe,
trên bộ người lui kẻ tới tấp nập. Người quy y được cụ cấp cho một lòng phái bằng giấy vàng hoặc trắng, trên đóng triện có bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương
Chính sự tập trung đông đảo nầy làm cho chính quyền địa phương thời ấy nghi ngờ cụ là gian đạo sĩ, tập hợp dân để chuẩn bị làm loạn. Nên vào khoảng gần cuối năm 1849, ông bị bắt đem về Châu Đốc câu lưu để điều tra.
Sau một thời gian tra xét, thử thách...bằng nhiều cách; thấy không đủ chứng cớ buộc tội, chánh quyền phải trả tự do cho cụ. Tuy nhiên để tiện việc kiểm sóat, theo dõi họat động của cụ, chính quyền An Giang lúc bấy giờ buộc cụ phải vào tu ở chùa Tây An ở núi Sam, Châu Đốc. Chùa nầy được tổng đốc An Giang Dõan Uẩn, người có công trong
việc bình định vùng biên giới Đại Nam-Chân Lạp, đã được triều đình ban tặng danh
hiệu An Tây mưu lược tướng, lập năm 1847, với mục đích gíup dân chúng có nơi lể Phật cầu mong sự an lành cho khu vực biên giới phía tây; vì vậy, chùa có tên là Tây An. Chùa Tây An là chùa của nhà nước phong kiến lúc ấy; dù là cơ sở tôn giáo, nhưng đóng vai trò chánh trị khá quan trọng. Thế nên khi chùa lập xong, chính Kinh lược chánh sứ Nam Kỳ Lục tỉnh Nguyễn Tri Phương và phó sứ Phan
Thanh Giản mời thiền sư tăng cang Tiên Giác-Hải Tịnh (tức Tế Giác-Quảng Châu) đang trụ trì tổ đình Giác Lâm (Gia Định) về kiêm nhiệm.
Vì bị chỉ định phải tu
trong một ngôi chùa thuộc phái Lâm Tế, lại do một tăng cang nổi tiếng trụ trì, nên Đòan Văn Huyên phải làm đầy đủ các thủ tục quy y thọ giới với thiền sư Hải Tịnh (thuộc phái Lâm Tế, đời thứ 37); do đó ông có pháp danh là Minh Huyên, đạo hiệu là Pháp Tạng thuộc phái Lâm Tế chư thiên gia phổ (còn gọi là Lâm Tế gia phổ) dòng đạo Bổn Nguyên, đời thứ 38. Do đó, nhiều người lầm tưởng tên thật của ông la Đoàn Minh Huyên.
Ngộ biến tùng quyền, chớ pháp môn hành đạo của ông khác xa phái nầy. Một điều khiến chúng
ta phải mất nhiều thời gian
suy nghĩ là từ đây (1849) đến lúc ông qua đời (1856) chỉ có 6 năm; mọi họat động của cụ đều bị giám sát mà trực tiếp là thiền sư Hải Tịnh, mà BSKH lại phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng khắp miền Tây Nam Bộ, nhứt là cuộc khởi nghĩa
Láng Linh-Bảy Thưa (1867-1873) của tín đồ BSKH do Trần Văn Thành, một đại đệ của cụ chỉ huy. Có thể cụ đã khéo léo tranh thủ được sự đồng tình của thiền sư Hải Tịnh về họat động của cụ, họat động mà Phật giáo Lâm Tế không làm được. Thiền sư Hải Tịnh là người đóng vai trò quan trong đối với Phật giáo Nam Bộ, được cử làm tăng cang dưới triều Minh Mạng, trụ trì nhiều tổ đình lớn ở Huế, Sài Gòn (như Thiên Mụ, Từ ân, Khải Tường, Giác Lâm...) được coi là một tổ sư của Phật giáo Nam Bộ trong thời Pháp thuộc; có nhiều mối liên hệ với phong trào kháng Pháp, sau khi chúng chiếm Gia Định (1859). Năm 1871, thiền sư Hải Tịnh cùng nhiều hòa thượng ở Nam kỳ tổ chức đại giới đàn ở chùa Tây An, do đích thân thiền sư đứng ra truyền giới, mặc dù đã gần tròn 84 tuổi; ít lâu sau là cuộc khởi nghĩa Láng Linh-Bảy Thưa nổ ra. Một con người như thế, thì đồng tình với hoạt động của Đoàn Văn Huyên cũng không có gì là lạ.
Thế nên ông vẫn tiếp tục họat động như trước. Biết ông ở chùa Tây An, nhiều người kéo đến trị bịnh, nghe thuyết pháp, quy y ngày một đông đảo tấp nập như hồi cụ ở Xẻo Môn, Kiến Thạnh. Cụ thu nhận nhiều đệ tử có đạo hạnh cao,
uy tín lớn, có khả năng tiếp tay với cụ trong việc trị bịnh cứu dân, phổ biến tín điều Tứ ân của BSKH như quản cơ Trần Văn Thành (Quản Thành),
Tăng chủ Bùi thiền sư (Bùi Văn Thân), Bùi Văn Tây (Đình Tây), Đặng Văn Ngọan (Đạo Ngọan), Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến), Đạo Lập...Nhiều người xem cụ như một vị Phật sống (Hoạt Phật) và tôn vinh cụ là Phật Thầy Tây An.
Tuy nhiên, để vừa bảo đảm bí mật họat động vừa tạo điều kiện cho đông đảo nông dân nghèo không có ruông cày có cuộc sống khá hơn, ông cho qui tụ một số tín đồ thành lập nhiều đòan khai hoang đến những nơi hoang
vu hẻo lánh thành lập trại ruộng để tín đồ vừa lao động sản xuất vừa tu tâm dưởng tánh theo Tứ ân. Năm 1851, có bốn đòan khai hoang xuất phát:
- Đoàn thứ nhứt: do Bùi Văn Thân và Bùi Văn Tây
chỉ huy
tiến vào
khai phá vùng Thất Sơn, chung quanh núi
Két,
thành lập hai
trại ruông
là
Hưng Thới và Xuân
Sơn, lập đình Thới Sơn; về sau
trở thành
hai làng (nay thuộc huyện Tịnh Biên).
- Đoàn thứ hai: do quản cơ Trần Văn
Thành chỉ huy
khai hoang vùng Láng Linh, một vùng trủng bùn
lầy nước động, không có người
cư trú,
thành lập trại ruông mang tên
Bửu Hương Các, được coi là trại chính. Từ năm
1867 là căn cứ của quản cơ Trần Văn Thành
chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Láng Linh (1871-1873). Nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (Châu
Phú-An Giang).
- Đoàn thứ ba: do ông Đặng Văn Ngọan (Đạo Ngọan) chỉ huy khai hoang vùng
Đồng Tháp Mười,
ở khu vực rạch Trà Bông, sông Cần Lố, rạch ông Bường,
xây
dựng một chùa ở tại Trà Bông (chùa ông Chín), nay thuộc xã Nhị Mỹ (Cao Lãnh-Đồng Tháp), tiếng là
chùa nhưng thờ Trần Điều, không
thờ cốt Phật, không chuông mõ.
- Đoàn thứ tư: do ông Nguyễn Văn Xuyến (đạo Xuyến) khai hoang khu vực Cái Dầu (nay thuộc xã Bình Long,
Châu Phú-An Giang), lập chùa Long Thới, cũng thờ như chùa Trà Bông.
Bên cạnh đó, công việc phổ biến các tín điều của BSKH cũng đườc cụ phân công cụ thể:
- ông Đạo Lãnh và bà Năm Chòm Dầu phụ trách khu vực biên giới hướng sang Chân Lạp (Cmpuchia).
- ông Đạo Ngọan ở khu vực Sa Đéc-Vĩnh Long.
- ông Đạo Xuyến ở khu vực Định Tường-Biên Hòa.
- ông Đạo Lập ở Hà Tiên-Rạch Giá.
Đến tháng 8 năm Bính thìn (1856), ông qua đời ở chùa Tây An. Mọi việc do quản cơ Trần Văn Thành kế tục.
Tín điều của BSKH và phương pháp hành đạo
+ Tín điều:
Những điều mà cụ Đòan Minh Huyên rao giảng trong lúc trị bịnh và khai hoang gồm hai nội dung lớn là:
a. Thuyết mạt pháp (thời hạ ngươn)
Còn gọi là thế mạt luận là tín điều khá phổ biến của nhiều giáo phái ở Đông Nam Á. Khái niệm mạt pháp xuất hiện từ thời Tùy-Đường với giáo phái Tam Giai giáo của thiền sư Tín Hạnh. Luận cứ này xuất pháp từ một cơ sở lịch sử-xã hội cụ thể, một hòan cảnh kinh tế-xã hội suy thóai, cuộc sống khốn đốn về nhiều mặt. Trên cơ sở đó, tuyên truyền, phổ biến các đặc điểm của thuyết mạt pháp, của thời hạ ngươn, đồng thời hô hào phủ nhận xã hội đương thời; ra sức tu học, chuẩn bị chào đón Phật Di Lặc (Phật tương lai)
xuất hiện xây dựng xã hội mới (hội Long
Hoa). Hòan cảnh xã hội Nam Kỳ lúc bấy giờ rất thuận lợi cho cụ Đòan Minh Huyên vận dụng thuyết mạt pháp. Đời sống kinh tế của nhân dân sa sút vì chinh
chiến, lọan lạc, vì nạn cường hào. Đạo lý truyền thống xuống cấp, cuộc sống tâm linh hẩn hụt; đa số nhà sư đam mê ứng phú (đi làm đám) hơn là hoằng dương Phật pháp cứu khổ, cứu nạn chúng sanh, lại tiêm nhiểm thái độ xuất thế khép mình trong
tự viện của phái Lâm Tế Trung Quốc mới du nhập. Bên cạnh đó còn có sự hiên diện của một số tôn giáo hòan tòan xa lạ với tập quán, tín ngưỡng truyền thống; đó là đạo Thiên chúa, đạo Hồi của người Chàm (Chăm). Trong hòan cảnh nầy, mọi người phải tu học theo Tứ ân, để Thánh Minh
(Vương Phật) xuất hiện mỡ hội Long
Hoa lập đời mới:
“Bảo người niệm Phật cho cần,
Việc đời đã tới hầu gần đến đây”.
Bài thơ Tứ Bửu Linh Tự [7] của cụ nói rõ nội dung nầy:
Bửu ngọc quân minh thiên việt nguyên
Sơn trung sư mạng địa nam tiền
Kỳ niên trạng tái tân phục quốc
Hương xuất trình sinh tạo nghiệp yên.
Muốn đạt được điều đó, cụ Đoàn Minh Huyên khuyên mọi người nên hành xữ, sống và làm theo Tứ ân.
b. Tứ ân
Khái niệm Tứ ân được cụ Đòan Minh Huyên vay mượn của Phật giáo, nhưng để cho nông dân thất học hiểu được, cụ đã Việt hóa các tên gọi và trong tình hình những chuẫn mực đạo đức văn hóa truyền thống đang đối đầu với những trào lưu tân thời ngoại nhập và có nguy cơ suy thóai, nội dung Tứ ân của BSKH nhằm khơi dậy đức tính chung thủy ngàn đời của dân tộc là tri ân và báo ân. ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân lọai là những nguyên tắc căn bản của đạo làm người, căn bản của đạo đức hình thành con người có nếp sống đức hạnh.
- ân Tổ Tiên Cha Mẹ: (ân phụ mẫu trong
Phật giáo) Đươcỹ cụ xếp lên hàng đầu nhằm lưu ý mọi người hảy trở về với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đạo hiếu sâu sắc của người Việt.
- ân Đất Nước: ( ân quốc vương thủy thổ của Phật giáo) Cụ đưa vào đây một khái niệm mới hòan tòan khác với quan niệm cũ của Phật giáo. Đất Nước ở đây không phải chỉ là đất và nước (tức thủy thổ của Phật giáo) mà là non sông gấm vóc của Tổ Quốc đã được bao đời đổ xương máu ra gầy dựng và bảo vệ; không phải là của riêng của quốc vương mà là của mọi người, nên mọi người có bổn phận đền đáp, phải tiếp tục xả thân bảo vệ. Qua đây cụ kêu gọi lòng yêu nước, phải báo ân đối với đất nước, chớ không phải báo ân quốc vương. Đây là điểm mới nổi bật trong tứ ân so với Phật giáo.
- ân Tam Bảo: giống như ân tam bảo của Phật giáo, gồm có Phật, Pháp, Tăng.
- ân Đồng Bào Nhân Lọai: (ân chúng sinh trong Phật giáo). Con người không thể sống độc lập mà không có sự tương quan sinh tồn, ít nhiều đều có hưởng thành quả lao động của đồng bào, rộng hơn nữa là nhân lọai; nên có bổn phận phải đền đáp.
Tóm lại, nội dung Tứ ân của BSKH là đưa con người trở về con đường thiện đúng với đạo nhân tức là làm người phải làm tròn bổn phận đối với gia đình, Tổ quốc, Trời Phật và xã hội; rất gần gũi với nông dân.
+ Phương pháp hành đạo của BSKH.
Pháp môn hành đạo của BSKH đơn giản và khác
hơn nhiều so với đạo Phật:
“Riêng chiếm non Bồng một cảnh Tiên,
Tu trì
phép đạo khác màu Thiền.”
Chỉ gồm hai pháp môn: tu nhơn học Phật và tùy cơ hóa độ.
-Tu nhơn học Phật:
Tu nhơn người theo đạo BSKH cố gắn rèn luyện phép khắc kỷ xử thế ở đời sao cho phù hợp với đạo hiếu nghĩa mà Tứ ân qui định. Đó là căn banớ của phép tu nhơn đạo (hay tu phước). Học Phật: học Phật vốn dĩ cao siêu, không phù hợp với trình độ và hòan cảnh nông dân trong thời mạt pháp; nên bên cạnh pháp môn tu Thiền (tự lực), còn gọi là tu kiến tánh, tự trao dồi tâm tánh, nhận rõ chân lý, tin sâu vào lời Phật dạy ...(gọi là tu huệ) rất khó; nên cụ Đòan Minh Huyên còn khai thị pháp môn tu Tịnh (tha lực) rất đơn giản, chỉ chuyên tâm niệm lục tự: “Nam mô A di đà Phật”. Cả hai gọi chung là pháp môn Thiền tịnh song
tu.
- Tùy cơ hóa độ:
Pháp môn tu nhơn-học Phật còn gọi là phưóc huệ song tu là phép tu tắc của BSKH để chuẩn bị tiếp đón Phật vương (Phật Di Lặc) thiết hội Long
hoa. Nổ lực hoằng pháp của BSKH tập trung hình thành lớp tu tại gia, cư sĩ, hơn là đào tạo tăng sĩ; nên việc thực hành tu tập rất đơn giản (tùy cơ hóa độ), phù hợp với nếp sống của nông dân ở đồng băỡng sông Cửu Long hồi ấy. Cụ vận dụng pháp môn vô vi của Đức Phật, không chú trọng đến âm thinh sắc tướng. Tu ở đâu cũng được, không thiết lập chùa chiền, không tụng kinh chuông mõ (chỉ niệm lục tự), không thờ tượng Phật, không cạo đầu, không mặc cà sa, áo tràng. Trong nhà chỉ thiết lập bàn thờ tổ tiên, phía trên thượng tấm Trần Điều, nếu có điều kiện thì lập bàn thờ riêng; ngòai
sân một bàn thiên là đủ. Trần Điều là biểu tượng của tình đòan kết, lòng yêu thương đồng bào nhân loại:
“Nhiểu điều phủ lấy giá gương.
Ngươi ỡ trong một nước phải thương nhau cùng”.
Chính vì thế mà lúc bấy giờ có nhiều nhà sư theo pháp môn hữu vi chưa hiểu chủ trương của cụ Đòan Minh Huyên đã cực lực chỉ trách, bài bác BSKH; cho rằng BSKH đã đi sai lệch với giáo pháp chân truyền của Phật giáo và cáo giác cụ là gian đạo sĩ.
Như vậy, BSKH có phải là một tông phái của Phật giáo không?
Dù có vay mượn một số khái niệm của Phật giáo, nhưng BSKH không phải là một tông phái của đạo Phật, vì các lý lẽ sau:
- Phật giáo trên thế giới (kể cả ở Việt Nam) dù chia ra nhiều tông, chi phái; nhưng tất cả đều tôn thờ Đức Phật Thích Ca, không ở đâu thay thế bằng biểu tượng khác.
Trong khi BSKH không thờ tượng Phật mà chỉ thờ Trần Điều.
- Giáo pháp của Đức Phật dù có nhiều pháp môn, nhưng cũng không ngòai nền tảng Giới-Định-Tuệ. Giới luật Phật giáo là do Đức Phật thiết lập, từ xưa đến nay không đệ tử nào dám chế tác ra điều gì mới; chỉ có cụ Đòan Minh Huyên và BSKH dám tự đặt ra những điều răng cấm khác.
- Ngòai Đức Phật, Phật giáo không chủ trưong xây dựng một đấng thần linh có quyền ban phước, giáng họa nào khác. Trong khi đó BSKH cho rằng có thần linh tòan năng tòan quyền thưởng phạt khi thiết hội Long
Hoa.
- Dù là tông, chi phái nào của đạo Phật, cũng đều phải sữ dụng kinh Phật. Trong
khi BSKH không dùng kinh Phật mà chỉ dùng các kệ, giảng do chính BSKH sáng tạo ra.
- BSKH không chủ trương đào tạo lớp tăng sĩ, chức sắc, giáo
phẩm, tổ chưcù giáo hội... như các tôn giáo khác, mà chỉ chú trọng phổ biến hình thức cư sĩ tu tại gia. Gọi là chùa BSKH, thực ra đó chỉ là cơ sở lập ra lúc ban đầu ở những nơi khai
hoang cho nông dân trú mưa nắng, khi họ chưa kịp cất chòi trại; có thiết trí bàn thờ và Trần Điều cho nông dân có nơi tu tập.
Cụ Đoàn Minh Huyên hy sinh cả đời cho lợi ích chung. Ngòai việc trị bịnh, khai hoang lập ấp cứu khổ cứu đói, cụ còn truyền bá tín điều Tứ ân để khôi phục đạo đức truyền thống dân tộc, cách tân đạo Phật, nhằm đưa tôn giáo nầy trở về với nguyên tắc đạo pháp gắn bó với dân tộc đã hiện diện trong lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời Lý Trần; trong đó ân Đất Nước đặc biệt được cụ đề cao, có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần yêu nước, tham gia kháng chiến của đông đảo nhân dân ở đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc kháng chiến chống ngọai xăm sau nầy. Công lao to lớn đó đáng được lập đền thờ để mọi người chiêm bái, tri ân.