Di tích thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, nằm giữa cánh đồng Láng Linh, trên bờ kinh xáng Vịnh Tre (kinh Tri Tôn). Từ thành phố Long Xuyên đến di tích khoảng 50km.
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành do ông Trần Văn Nhu, con trai cả ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm Đinh Dậu (1897), là nơi tưởng nhớ quản cơ Trần Văn Thành, người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh – Bảy Thưa (1867-1873). Ông đã hy sinh trong trận chiến đấu quyết liệt chống thực dân Pháp. Nơi đây là nơi tập hợp đông đảo nhân dân và tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.
Quản cơ Trần Văn Thành người ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Sách sử không ghi rõ năm sinh của ông, nhưng nếu căn cứ vào quá trình hoạt động và đối chiếu với những sự kiện lịch sử lúc đó, ta có thể đoán ông sinh vào cuối triều Gia Long (1816-1818).
Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình trung nông khá giả, khi vừa lớn lên được cho đi học chữ Nho. Ông thông minh, học ít biết nhiều, sau đó được cụ thân sinh rước thầy về nhà dạy thêm võ nghệ với mục đích trước hết là để phòng thân và sau đó có điều kiện giúp người lương thiện. Tính tình của Trần Văn Thành ôn hòa, điềm đạm như dũng cảm và có ý chí. Ông lại có tính trung hậu, bao dung kẻ dưới, cứu giúp che chở những người cô đơn nghèo khổ.
Đền thờ bị đốt vào tháng 2 năm 1913 (Quý Sửu), kỷ niệm ngày chiến đấu anh dũng của nghĩa binh Gia Nghị và cũng là ngày Trần Văn Thành hy sinh. Ông Trần Văn Nhu tổ chức lễ kỷ niệm khá lớn, nhân dân và con cháu nghĩa quân tham dự rất đông. Thực dân Pháp được chỉ điểm đến vây bắt và đốt đền thờ nhằm thủ tiêu vết tích của Trần Văn Thành mà chúng rất lo sợ.
Đến năm 1938, ông Nguyễn Văn Tịnh, vốn là tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đứng ra xây dựng lại đền thờ tại nền cụ, lợp ngói, xây tường khang trang rộng rãi.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đây là cơ sở cách mạng của xã Thạnh Mỹ Tây. Năm 1947 lực lượng cách mạng từ đền thờ Trần Văn Thành kéo ra đánh tiêu diệt đồn Pháp cách đó 200m. Để trả thù, năm 1948, thực dân Pháp tiến hành khủng bố và đốt đền 1 lần nữa, chỉ còn lại 4 cây cột ở chính điện.
Đến năm 1952, nhân dân quanh vùng đóng góp tiền của và công sức xây dựng lại đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành lần thứ ba và ngôi đền tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Về lễ hội, hàng năm ở đây có ba lần lễ cúng theo tam ngươn vào rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười. Đặc biệt có hai lần kỷ niệm lớn:
THƯ VIỆN DI TÍCH AN GIANG