Để cho được thích hạp với trình độ và căn cơ của quần chúng trong thời kỳ Hạ ngươn, Đức Phật Thầy chủ trương đem giáo pháp vô vi của đạo Phật mà truyền dạy trong dân gian. Ngài không cho trần thiết tượng cốt, tụng đọc ó la như trong nhà thiền đã làm; Tại ngôi Tam Bảo chỉ thờ trần điều, tiêu biểu tinh thần vô thượng của nhà Phật mà thôi.
Ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề đưa ra những giáo thuyết về việc Học Phật Tu Nhân, bởi hầu hết tín đồ của Ngài hồi ấy là hạng tại gia cư sĩ.
Về học Phật ta thấy Ngài gom vào ba điều căn bản trong Phật pháp là Giới, Định, Tuệ.
Giới: Là những sợi dây buộc ta vào chánh đạo, không cho ta phạm vào những lầm lỗi xấu xa và để ta đừng làm những điều tàn ác vô minh nữa.
Định: Suy nghĩ đến những lạc thú ở đời, cho nó đều là mỏng manh, giả ảo; diệt trừ ham muốn và nghĩ đến cuộc đời vô thường, tập trung tư tưởng để quan sát lý đạo, tìm hiểu chánh chân.
Tuệ: Hiểu thấu lý vô thường và sự khổ của con người, không bao giờ bị vô thường và s5ư khổ của con người, không bao giờ bị vô thường và sự khổ não chi phối mình nữa, nên bao nhiêu sự đau khổ đều được diệt trừ, thấy được Phật tánh (bản lai diện mục).
Vì Ngài đã có nói:
Lọc lừa thì đặng nước trong,
Ma, Phật trong lòng lựa phải tìm đâu.
Hay là:
Cam lồ rửa được tánh mê,
Nước trong thì thấy nguyệt kia xa gì.
Và:
Dốc lòng niệm chữ từ bi
Lấy dao trí tuệ cắt đi cho rồi.
Ngài quyết đem lại cho quần chúng thấy được ánh sáng của cuộc đời là sống an vui, sống với lòng yêu thương nhau thân thiết chứ không phải sống để hành hạ nhau. Bởi vậy Ngài luôn luôn ở bên cạnh quần chúng để tế độ và hướng dẫn họ tới chỗ nhận thức rõ rệt sứ mạg đạo Phật, không cho quần chúng hiẻu lầm rằng đạo Phật là chỗ để trốn nợ Đời, hay chỉ sống im lìm một mình đặng chờ ngày về cõi Niết bàn riêng hưởng an vui.
Tất cả giáo lý ấy chứng tỏ Ngài có óc thực tiễn khác thường.
Về tu nhân, Đức Phật Thầy thường khuyến khích các môn nhân đệ tử nên đề đáp lại tứ đại trọng ân. Ngài nói:
Loài cầm thú còn hay biết ổ,
Huống chi người nỡ bỏ tứ ân.
Bốn điều ân ấy, gồnm:
1. Ân tổ tiên cha mẹ
2. Ân đất nước
3. Ân Tam Bảo
4. Ân đồng bào và nhân loại
Xét qua giáo lý và hành động của Đức Phật Thầy, ta có thể mạnh bạo mà nói ngài là một nhà cách mạng tôn giáo tièn phong trong lịch sử Phật giáo Nam Việt. Vì trong lúc Ngài ra đời, đạo Phật đang đi sâu vào chỗ lu mờ suy đốn, do một số nhà sư làm lệch lạc, sai xa với Pháp giáo chơn truyền. Chính Ngài, trước hơn ai hết, đã cương quyết đứng lên thực hành chánh pháp, phổ hoá quần sanh, gây nên một phong trào đạo hạnh sôi nổi và lan tràn mà từ xưa, lịch sử đã chứng minh chưa từng có.
Một ông nguyễn Văn Xuyến với chánh pháp thần thông, hoá dân trợ thế; một ông Phạm Thái Chung với pháp thuật cao kỳ, hoằng dương mối đạo; một Đức Cố Quản Thành với tràn đầy lòng trung liệt, vì nước quên mình; một ông Nguyễn Văn Thới với mênh mông hồn ưu ái giang sơn tổ quốc… Ngần ấy điều kiện há không đủ chứng tỏ rằng giáo lý của Đức Phật Thầy là một giáo lý cao siêu vô thượng, không quên đạo, chẳng bỏ đời (đời đạo liên quan rạng chói…) đó sao?